1. Đặc điểm:
Micrometer dùng để đo chiều dày hay đường kính của chi tiết. Có nhiều loại Micrometer với các kích thước khác nhau:0-25, 25-50, 50-75, 75-100mm.....
Vì vậy tùy theo kích thước của chi tiết mà ta lựa chọn loại Micrometer cho phù hợp.
Có tính đa dụng (dùng để đo kích thước ngoài, kích thước trong, đo chiều sâu) phạm vi đo rộng, độ chính xác tương đối cao, dễ sử dụng.
2. Cấu tạo:
Hàm đo trong, hàm đo ngoài, hàm cố định, hàm động, chốt hãm, đo sâu & thân thước, Đơn vị mm/inch
1. Đầu đo tĩnh (anvil)
2. Đầu đo di động (spindle)
3. Vít hãm (lock)
4. Thước chính (sleeve)
5. Thước phụ (thimble)
6. Núm vặn (ratchet knob)
3. Cách sử dụng:
a) Cách đo:
- Trước khi đo cần kiểm tra xem thước có chính xác không.
- Phải kiểm tra xem mặt vật đo có sạch không.
- Khi đo phải giữ cho hai mặt phẳng của thước song song với kích thước cần đo.
- Trường hợp phải lấy thước ra khỏi vị trí đo thì vặn đai ốc hãm để cố định hàm động với thân thước chính.
- Chú ý: Nếu đo mặt trong của chi tiết thì ta phải cộng thêm 10mm với thước đơn vị mm
b) Cách đọc trị số đo:
- Khi đo xem vạch "0" của du xích ở vào vị trí nào của thước chính ta đọc được phần nguyên của kích thước ở trên thước chính
- Xem vạch nào của du xích trùng với vạch của thước chính ta đọc được phần lẻ của kích thước theo vạch đó của du xích (tại phần trùng nhau)
- Khi đo dựa vào mép thước động ta đọc được số "mm" và nửa "mm". của kích thước ở trên thước chính.
- Dựa vào vạch chuẩn trên thước chính ta đọc được phần trăm "mm" trên thước
- Trước khi đo cần kiểm tra xem panme có chính xác không.
- Khi đo tay trái cầm panme, tay phải vặn cho đầu đo đến gần tiếp xúc thì vặn núm vặn cho đầu đo tiếp xúc với vật đúng áp lực đo
- Phải giữ cho đường tâm của 2 mỏ đo trùng với kích thước cần đo.
- Trường hợp phải lấy panme ra khỏi vị trí đo thì vặn đai ốc hãm (cần hãm) để cố định đầu đo động trước khi lấy panme ra khỏi vật đo.
4. Cách bảo quản
- Không được dùng thước để đo khi vật đang quay.
- Không đo các mặt thô, bẩn.
- Không ép mạnh hai mỏ đo vào vật đo.
- Cần hạn chế việc lấy thước ra khỏi vật đo rồi mới đọc trị số đo.
- Thước đo xong phải đặt đúng vị trí ở trong hộp, không đặt thước chồng lên các dụng cụ khác hoặc đặt các dụng cụ khác chồng lên thước.
- Luôn giữ cho thước không bị bụi bẩn bám vào thước, nhất là bụi đá mài, phoi gang, dung dịch tưới.
- Hàng ngày hết ca làm việc phải lau chùi thước bằng giẻ sạch và bôi dầu mở.
5. Các bước kiểm tra trước khi tiến hành đo
a. Kiểm tra bề mặt ngoài
Kiểm tra xem micrometer có bị mòn hay sứt mẻ gì không. Đặc biệt nếu đầu đo bị mòn hay sứt mẻ thì kết quả đo sẽ không chính xác.
b. Kiểm tra xem các bộ phận có chuyển động trơn tru hay không, kiểm tra xem spin doll xem có chuyển động trơn tru hay không.
c. Vệ sinh bề mặt đo
d. Kiểm tra điểm 0
Trước khi đo phải kiểm tra điểm 0. Nếu điểm 0 bị lệch thì dù có đo chính xác cũng không cho kết quả đo chính xác.
- Đối với Micrometer từ 0-25mm ta cho tiếp xúc trực tiếp 2 bề mặt đo. Kiểm tra điểm 0
- Đối với Micremeter từ 25-50,... thì ta dùng block gauge tương ứng để kiểm tra điểm 0
* Cách điều chỉnh điểm 0
Trong trường hợp điểm 0 bị lệch ta tiến hành điều chỉnh điểm 0 như sau:
a. Trường hợp điểm 0 bị lệch lên trên
- Cố định spin doll bằng chốt khóa
- Dùng dụng cụ xoay để xoay giá trị bị lệch
- Kiểm tra lại xem điểm 0 đã ăn khớp hay chưa
- Nếu điểm 0 vẫn bị lệch tiến hành làm lại từ đầu
b. Trường hợp điểm 0 bị lệch xuống dưới
- Cố định spin doll bằng chốt khóa
- Dùng dụng cụ xoay để xoay giá trị bị lệch
- Kiểm tra lại xem điểm 0 đã ăn khớp hay chưa
- Nếu điểm 0 vẫn bị lệch tiến hành làm lại từ đầu
* Những chú ý khi sử dụng panme (micrometer)
- Chú ý tuyệt đối không làm rơi micrometer
- Khi spin doll chạm vào chi tiết, dùng tay xoay tay xoay 3 lần
- Không được phép cầm thanh xoay để xoay khung
* Phương pháp bảo quản
- Sau khi sử dụng xong không xiết chặt 2 mặt đo mà để hở ra giữa 2 mặt đo khoảng 1-2mm
- Trong hộp đựng Micrometter luôn sẵn sang túi chống ẩm
- Lau sạch bề mặt đo.
Nguồn: Internet
Đăng ký:
Đăng Nhận xét
(
Atom
)
0 comments :
Đăng nhận xét